Như chúng ta đã biết: nếu trại heo đang tốt thì tất nhiên là ta đang lời nhiều tiền. Nhưng nhìn xa hơn thì hãy để ý đến năng suất của mình đang ở đâu, nghĩa là trung bình 1 nái bán được bao nhiêu con heo thịt / 1 năm.
Như chúng ta đã biết: nếu trại heo đang tốt thì tất nhiên là ta đang lời nhiều tiền. Nhưng nhìn xa hơn thì hãy để ý đến năng suất của mình đang ở đâu, nghĩa là trung bình 1 nái bán được bao nhiêu con heo thịt / 1 năm. Theo thống kê của nhà nước Việt Nam thì trung bình 1 nái cho năng suất 15- 16 heo thịt/năm. Tuy nhiên con số này còn rất khiêm tốn so với các nước có ngành chăn nuôi heo tiên tiến như Đan Mạch và 1 số nước ở Âu Châu: 1 nái cho > 30 heo thịt/ 1 năm.
Cách tính toán đơn giản mà ai cũng có thể làm được là:
1/ Chúng ta đếm tổng số nái trung bình trong 5-6 tháng, không đếm heo chưa phối giống
2/ Đếm số heo sau cai sữa đến heo gần bán có mặt trong chuồng, ta chia cho 5 ( 5 tháng nuôi heo thịt )
Từ đó suy ra số heo thịt trung bình * 12 ( tháng )/ số heo nái trung bình ta sẽ biết 1 nái /1 năm cho ra là bao nhiêu con heo thịt
Nếu tổng số heo thịt bán ra/ 1 nái/ 1 năm > 20 con thì năng suất của chúng ta đang ở top 5% những người nuôi heo tốt nhất nước Việt Nam.
Từ năng suất hiện tại đó chúng ta muốn cải thiện lên bao nhiêu nữa là tùy vào sự đầu tư của chúng ta, như ta biết: Số heo thịt bán = số lứa đẻ nái/năm * số con/lứa
- Xem số lứa đẻ trung bình/ nái/ năm của trại bằng: 2.1 lứa, 2.2 lứa và trên 2.3 lứa/nái/ năm. Ta nên xem lại ngày chờ phối giống lại sau cai sữa, tỷ lệ lốc, heo nuôi báo cô( NPD)…Ta nên loại những heo nái có vấn đề sớm để giảm bớt ngày nuôi không sản suất từ đó sẽ cải thiện số lứa đẻ của nái. Xây dựng quy trình phối giống cho trại như: heo lên giống trước 5 ngày sau cai sữa: là để 24 giờ sau mới phối hay heo lên giống lại sau 7 ngày thì ta phải phối ngay, nhưng nhất định heo phải chịu đực mới được phối giống..
- Số heo con sinh ra trung bình / nái: 10, 11, 12, 13, 14…Ta nên suy nghĩ chuyện chọn lọc hoặc loại bỏ heo đẻ ít, cho năng suất sinh sản kém và thay đổi giống heo đẻ nhiều con/ lứa hơn.
- Số con chết trước lúc sinh ra, ta nên xem lại qui trình nuôi dưỡng chăm sóc heo nái bầu: ăn uống, chăm sóc, thể trạng nái, nuôi dưỡng heo từ lúc heo hậu bị cũng như là các lứa trước đó. Vì năng suất sinh sản của nái liên quan đến nhiều khâu, trong đó có dinh dưỡng của heo hậu bị: 1con nái ăn phải ít nhất 1 tấn cám nái 1042 và 1052 theo tỷ lệ 55/45 hoặc 60/40/ năm mới hy vọng heo có năng suất cao được. Theo chương trình cho ăn Thấp- Cao-Thấp-Cao mà Cargill đã từng khuyến cáo.
- Số heo chết, loại từ lúc sinh ra đến khi bán heo thịt. Ta nên xem lại quy trình chăm sóc từ heo sơ sinh như : heo con bị lạnh, đói, tiêu chảy trong 3 ngày đầu đời vì ta biết rằng tỷ lệ heo con chết trong 3 ngày đầu vào khoản 70-80% tổng số heo chết trong trại. Vì thế việc chăm sóc thật kỹ trong giai đoạn đầu đời này là rất quan trọng, góp phần cải thiện năng suất trại như: giúp heo bú sữa đầu được nhiều, đảm bảo 100% heo con được bú, úm heo ở nhiệt độ ổn định 34-35oC, cho heo uống thuốc nếu có heo bị tiêu chảy, nếu heo không đủ sữa bú ta nên bổ xung thêm sữa Cargill Milk…
- Khâu quản lý và ghi chép cũng hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất trại lên vì nếu không chỉ ra được điểm mạnh và điểm nên cải thiện ngay thông qua con số ghi chép rõ ràng. Người quản lý hoặc chủ trại cũng hãy tự nhận thiếu sót về mình hoặc biết mình đang sai cái gì thì mới mong cải thiện được vì nếu chúng ta không chịu trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho người làm thì người bị thiệt hại nhiều nhất chính là chúng ta.
Trong bài viết này tôi muốn chỉ ra một vài ý tưởng quản lý mới giúp chúng ta lưu tâm trong việc nuôi heo của mình. Chúc quí vị một năm mới có nhiều thành công hơn nữa
Lê Văn Phước
Giám đốc kỹ thuật Heo
nguồn copy#